QUY TRÌNH THIẾT KẾ KHUÔN MÁY ĐÚC NHỰA (MÁY ÉP PHUN NHỰA)

Thiết kế khuôn là bước rất quan trong trong sản xuất và chế tạo khuôn nhựa. Để đảm bảo sản phẩm hoàn chỉnh, không bị lỗi thì quy trình thiết kế khuôn nhựa phải được làm chuẩn xác, trơn tru. Cùng tìm hiểu xem quy trình thiết kế khuôn nhựa sẽ gồm các bước nào thông qua bài viết dưới đây.

 

1. CAD

Thiết kế sản phẩm

  • Mô phỏng 3D hình dáng hình học của sản phẩm
  • Phân tích các điều kiện kỹ thuật của sản phẩm như bo góc, góc thoát khuôn,…
  • Xuất bản ra bản vẽ kỹ thuật hoàn chỉnh

Thiết kế bộ khuôn

  • Thiết kế từng phần, số lượng cũng như vật liệu sản phẩm
  • Tính toán số liệu về máy phun nhựa, bao gồm tính toán các yếu tố như áp lực phun, lực kẹp hay dung tích nhựa, kích thước tấm gá
  • Xác định loại khuôn được sử dụng và vật liệu chế tạo khuôn
  • Tính độ co rút của sản phẩm, xác định tính chất vật liệu, độ dày thành
  • Xác định phần lòng khuôn và phần lòi là dạng liền khối hay lắp ghép
  •  Bố trí các lòng khuôn: có bao nhiêu lòng khuôn, vị trí từng lòng khuôn đặt ra sao
  • Tiết diện kênh dẫn nhựa nóng
  • Định vị hệ thống miệng phun
  • Tùy chỉnh hệ thống tháo khuôn bao gồm chốt đẩy, tấm đẩy và vòng đẩy
  • Dẫn hướng và định vị tấm bằng côn, trụ dẫn, chốt vòng định vị
  • Thiết kế, bố trí hệ thống thoát khí
  • Xuất file thiết kế

Chú ý tính toán kích thước khuôn khi thiết kế khuôn nhựa

  • Kích thước khuôn được xác định bởi hình dạng của chi tiết sản phẩm hoặc phương pháp phun. Kích thước khuôn sẽ bị giới hạn bởi kích thước trụ dẫn và quá trình kẹp khuôn.
  • Khoảng cách giữa các trụ dẫn được cố định theo máy ép phun. Do đó, khi xác định kích thước của khuôn cần chú ý tới điểm này cũng như khoảng cách của trục dẫn máy ép nhưa.

Cách tính toán kích thước khuôn gồm:

  • Kiểu thủy lực tịnh tiến

Quá trình kẹp khuôn được xác định trước cho mỗi máy ép khuôn, độ dày max và min của khuôn cần tính toán theo quá trình này.

Với phương pháp thủy lực tịnh tiến, khi khoảng hở được giữ không đổi, độ dày khuôn được xác định bởi quá trình kẹp khuôn

  • Lấy độ dày min của khuôn cao hơn độ dày min trong hướng dẫn sử dụng máy ép nhựa

Công thức tính: Khoảng hở = Quá trình kẹp luôn max + độ dày min của khuôn

  • Lấy độ dày max của khuôn nhỏ hơn độ dày min của khuôn cộng với giá trị điều chỉnh độ dày khuôn.

Công thức tính: Khoảng hở= Quá trình kẹp khuôn min + độ dày max của khuôn

  • Kiểu đòn khuỷu

Do quá trình kẹp khuôn khiến độ dày của khuôn được điều chỉnh bởi một bộ phận được gắn vào cơ cấu kẹp khuôn. Khoảng hở được xác định bởi độ dày khuôn Khi tính toán kích thước khuôn, phải đảm bảo khả năng tháo sản phẩm ra khỏi khuôn dễ dàng. Nếu độ dày sản phẩm vượt quá nửa quá trình mở khuôn, việc tháo bỏ sản phẩm sẽ gặp khó khăn.

Về vị trí thanh đẩy

  • Kiểm tra vị trí thanh đẩy của máy ép, sau đó lựa chọn vị trí lắp khuôn.
  • Vị trí của lỗ cho thanh đẩy được quy định bởi tiêu chuẩn công nghiệp và đường kính của lỗ (f30 và f50)

vị trí thanh đẩy

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn đọc muốn tìm hiểu về khuôn và quy trình thiết kế khuôn. Xem thêm các ứng dụng, giải pháp và kiến thức kỹ thuật ép phun nhựa tại mục TƯ VẤN GIẢI PHÁP và diễn đàn ngành nhựa VIETNAMPLASTICS.VN

———————————————————————————————————————–

Công ty CP Tự động hóa và Dịch vụ kỹ thuật Hikari Việt Nam (Hikari A&E)

  • Địa chỉ:  KCN Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
  • Hotline: 0247 300 1685

Hikari Group

Hikari P&T: Tầng 5, tòa nhà Tomeco – Số 53, đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Hikari Tp Hồ Chí Minh: 64E, Đường 27, KP5, Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TPHCM

#khuonmau #thietkekhuon #khuonmayepnhua #khuonducnhua #cáchtínhđộdàykhuôntrongcad

Gọi ngay Chat Messenger Chat Zalo Kênh youtobe